Số 71-73 Ngô Thời Nhiệm, Phường Võ Thị Sáu Quận 3, TP.HCM
Thứ 2 đến thứ 6 : 7h00 đến 17h00 Thứ 7 : 7h00 đến 16h00

Blog

Những ai được phẫu thuật LASIK chữa tật khúc xạ

Phẫu thuật Lasik là một phương pháp điều trị tật khúc xạ điển hình hiện nay. Với ưu điểm phẫu thuật nhanh, an toàn, thời gian hồi phục ngắn LASIK luôn được nhiều bệnh nhân, đặc biệt là các bạn trẻ sử dụng.

Tuy nhiên không phải ai cũng có thể mổ LASIK. Để tối đa hóa an toàn và hiệu quả của phẫu thuật, những ai được phẫu thuật LASIK cần phải có những đặc điểm như:

  1. Đủ 18 trở lên: Vì nhãn cầu của chúng ta luôn phát triển theo một tốc độ khác nhau. Vì thế bệnh nhân cần đủ 18 tuổi trở lên để đám bảo nhãn cầu có cấu trúc tương đối ổn định.
  2. Ổn định độ khúc xạ: Độ khúc xạ không thay đổi trong ít nhất 1 hoặc tốt là 2 năm qua. Độ khúc xạ ảnh hưởng bởi di truyền, chế độ ăn uống, chế độ làm việc…Đặc biệt nhóm bệnh nhân dưới 25 tuổi độ khúc xạ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi một số loại thuốc sử dụng hàng ngày.
  3. Bạn không bị các bệnh về mắt như viêm nhiễm, dị ứng hay không bị chấn thương mắt trong ít nhất  1 năm. Các bệnh về mắt như viêm nhiễm, khô mắt hoặc các bệnh khác liên quan tới giác mạc, võng mạc đều ảnh hưởng tới quá trình phẫu thuật hoặc gia tăng tỉ lệ biến chứng sau phẫu thuật Lasik.
  4. Hệ miễn dịch ổn định: Một số bệnh tự miễn như Lupus, viêm khớp hay bệnh xơ cứng sẽ ảnh hưởng tới quá trình lành vết thương sau phẫu thuật.
  5. Một số loại thuốc như steroids hoặc thuốc ức chế miễn dịch sẽ làm chậm quá trình lành vết thương sau mổ, một số loại thuốc khác sẽ gây tình trạng khô mắt. Vì thế trước khi phẫu thuật bạn nên nói với bác sĩ tại bệnh viện mắt về tất cả các loại thuốc mà bạn đang hoặc đã uống trong khoảng thời gian 1 tháng trở lại.
  6. Giác mạc không bị sẹo hay bất kỳ vết trầy xước nào. Nếu giác mạc bị trầy hay biến dạng sẽ ảnh hưởng đến việc tạo hình giác mạc bằng tia Lase. Nguyên nhân gây sẹo hay xước giác mạc có thể do đeo kính áp tròng, chấn thương… Một trong số những tình trạng giác mạc không được phẫu thuật LASIK là bệnh lý giác mạc hình nón. Đây là một bệnh rối loạn khiến giác mạc từ hình cầu chuyện thành hình nón, nguyên nhân của bệnh lý này có thể do:
  • Di truyền
  • Chấn thương
  • Bệnh lý như: bệnh võng mạc trẻ sinh non, bệnh viêm võng mạc sắc tố
  • Bệnh hệ thống: như bệnh mù bẩm sinh Leber, hội chứng Ehlers-Danlos, hội chứng Down, hội chứng rối loạn bẩm sinh di truyền của tổ chức liên kết và bệnh Addison.
  1. Phẫu thuật LASIK không dành cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. Trong quá trình này nội tiết tố ở phụ nữ liên tục thay đổi, ảnh hưởng đến sự ổn định thị giác.
  2. Những người có kích thước đồng tử lớn có thể gặp những biến chứng sau phẫu thuật như lóa mắt, hoặc tia sáng tỏa hình sao. Nếu bạn có đồng tử lớn, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên sử dụng phương pháp LASEK hoặc Epi-Lasik để thay thế cho LASIK thông thường.
  3. Độ dày giác mạc: Giác mạc có hình chỏm cầu, trong suốt nằm phía trước mắt. Trong phẫu thuật Lasik, các bác sĩ sẽ dùng dao tạo một vạt giác mạc, chừa lại phần nền giác mạc có độ dày 250 micron. Vì thế những người có giác mạc không đủ dày sẽ ảnh hưởng tới quá trình lật vạt giác mạc.
  4. Độ khúc xạ không quá cao: Những người có độ khúc xạ quá cao cũng không phải ứng cử viên cho phẫu thuật LASIK.

MỘT SỐ YẾU TỐ KHÁC

  1. Bạn chấp nhận được thực tế: Trước khi quyết định mổ, nên trao đổi kỹ với bác sĩ về những vấn đề bạn quan tâm như thị lực sau mổ, thời gian hồi phục, các khắc phục biến chứng….
  2. Tuân thủ các hướng dẫn sau mổ: Sau khi mổ LASIK, bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ bao gồm thời gian tái khám, những lưu ý cần tránh…
  3. Công việc của bạn cho phép mổ Lasik: Có một số công việc không cho người bị tật khúc xạ làm việc (mặc dù đã phẫu thuật). Vì thế trước khi mổ mắt Lasik bạn nên tìm hiểu công việc hiện tại hay tương lai có cấm người bị tật khúc xạ hay không.
  4. Một số môn thể thao như đánh boxing, đô vật, đánh võ…không phù hợp với người phẫu thuật Lasik. Vì thế nếu bạn đang chơi những môn thể thao này hãy cân nhắc việc phẫu thật.

Tác giả : Trung Tâm Mắt Quốc Tế Phương Đông
( Tư vấn chuyên môn bài viết : BS.CKI Nguyễn Đức Trọng )

Nguồn tham khảo :
https://www.aao.org/eye-health/diseases/hyperopia-farsightedness
https://eyewiki.aao.org/Hyperopia

 

Chia sẻ bài viết này

Trả lời